Subscribe Now

Trending News

Chia sẻ kiến thức

Chữa bệnh cho cá Koi khi chuyển mùa lạnh và dưỡng cá khỏe khi mới thả hồ
Cá Koi

Chữa bệnh cho cá Koi khi chuyển mùa lạnh và dưỡng cá khỏe khi mới thả hồ 

Cá Koi Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc. Cá Koi chủ yếu yếu được nuôi ao bùn hoặc nuôi bè cho đến khi thành cá trưởng thành sẽ được lọc cá đẹp, chuyển lên nuôi ở trong hồ tiểu cảnh sân vườn,  bể xi măng hoặc bể kính.

Quy trình khi nhận cá mới về nuôi và dưỡng cá Koi khỏe mạnh khi gửi đi xa là rất quan trọng để có thể đảm bảo cá phát triển tốt trong môi trường mới, phòng bệnh cho cá và tránh lây nhiễm với đàn cá cũ nuôi trong hồ hay bể kính.

Các biện pháp phòng bệnh chung tất cả cho các loại cá Koi mini từ 3cm, 5cm đến 15cm, 20cm và cá to trưởng thành 30-35-40-50cm.

Tẩy và dọn ao nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi ao để diệt mầm bệnh.

Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh. Cá mới bắt về phải được cách ly kiểm dịch.

Chọn cá giống khỏe mạnh. Trước khi thả nuôi, pha lẫn nước trong hồ với bao cá mang về, sau đó tắm cá bằng muối 100gam cho 200 lít nước và thuốc tím để xát trùng vết thương do vận chuyển.

Sau khoảng 2 ngày mới cho cá ăn vừa đủ, không được cho cá ăn luôn vì cá Koi vận chuyển xa vẫn còn mệt và cho cám vừa đủ, tránh thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.
Sử dụng riêng biệt các dụng cụ vợt bắt cá cho các ao nuôi khác nhau, phòng bệnh lây nhiễm chéo trong hồ.

Trong quá trình nuôi tránh gây sốc cá.

Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh.

Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH<7, bón 2 kg vôi/100 m3 nước, pH từ 7-8,5 bón 1 kg vôi/100 m3, bón định kỳ 2-4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh.

Đối với cá nuôi bè hàng tháng phải treo ngập nước túi có chứa 2-4kg vôi bột ở đầu bè, đặc biệt là vào mùa nước đổ.
Trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng Sulphamerazine liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc Oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7-10 ngày.

Khi cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với Oxytetracyclin liều lượng 10 g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5-7 ngày. Trong quá trình điều trị không nuôi nhốt cá ở mật độ quá cao và ngưng cho ăn trong vài ngày.

Xem thêm  Cá Koi Kohaku - đầu đàn lý tưởng cho hồ Koi Nhật

Các bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị khỏi nhanh và mới nhất 2020.

Bệnh cá Koi bị ” Tuột Nhớt “

Biểu hiện: cơ thể cá bị mất nhớt, cứng mình, trắng mắt. Bệnh xảy ra đồng loạt sau vài giờ, cá ít hoạt động nên còn gọi là bệnh ngủ. Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 6) ở mọi lứa tuổi và cỡ cá với tỷ lệ cá chết từ 60-70%.

Điều trị: ngâm cá trong nước muối với nồng độ 3-7‰ khoảng 12 giờ hoặc thay 70% nước và bón vôi để nâng pH nước.

Bệnh cá Koi bị ” Lở loét “

Biểu hiện: thân cá bị ghẻ tróc, lở loét, trầy da, đốm đỏ, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi cá với kiểu chết rải rác do môi trường nước xấu, cá bơi va chạm vào nhau, gây tổn thương lẫn nhau.

Điều trị: dùng formol với nồng độ 5 ml/100 lít nước tắm cho cá, hoặc tắm muối cho cá với nồng độ 1,5 kg/20 lít nước, hoặc cho cá ăn kháng sinh Oxytetracyclin. Có thể ngâm Tetracycline trong hồ với số lượng 1-2 viên/20 lít nước.

Bệnh ” Phù mang “

Biểu hiện: mang cá có mủ, các sợi mang dính lại với nhau, nhiều nhớt, nhạt màu và hoại tử làm cho cá khó thở nên dễ xảy ra chết hàng loạt với tỷ lệ 60-70%, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh.

Điều trị: sục khí mạnh và bỏ bột đồng sunfat 2,5 ppm vào trong hồ, bệnh sẽ tự khỏi sau 24 giờ. Có thể dùng muối, formol, xanh malachite để tắm cho cá.

Bệnh ” Đốm trắng ” hay còn gọi là bệnh ” Nấm “cá rất phổ biến ở cá Koi Nhật.

Biểu hiện: da cá hiện lên những đốm trắng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi cá, gây cho cá khó chịu nhưng không gây chết.

Điều trị: dùng muối, formol, xanh malachite để tắm cho cá.

Bệnh ” Đường ruột “

Biểu hiện: bụng cá bị chướng to, cá bắt đầu chán ăn rồi bỏ ăn hoàn toàn, sau 3-4 ngày thì chết. Bệnh xảy ra ở mọi tuổi và cỡ cá, tỷ lệ chết dưới 5%.

Điều trị: cho cá ăn thức ăn trộn với kháng sinh Vime-ciprocin với liều lượng 500g Vime-ciprocin/300 kg cá.


CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN NGŨ TƯỜNG VIÊN
  • Văn phòng giao dịch: Số 49 ngõ 229 Phố Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
  • Website: www.ngutuongvien.vn

Bài liên quan