Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/paladovn/greenteck.vn/blog/wp-content/plugins/unyson/framework/helpers/general.php on line 1275

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/paladovn/greenteck.vn/blog/wp-content/plugins/unyson/framework/helpers/general.php on line 1275
8 nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi thiết kế cảnh quan sân vườn - Ngũ Tường Viên

Subscribe Now

Trending News

Chia sẻ kiến thức

8 nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi thiết kế cảnh quan sân vườn
Blog

8 nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi thiết kế cảnh quan sân vườn 

Dưới đây, GreenTeck sẽ gợi ý cho bạn 8 nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan sân vườn, giúp bạn có một khu vườn tại gia ưng ý, không cầu kỳ nhưng vẫn đem lại cảm giác vô cùng thoải mái.

Trong một lĩnh vực mang tính chủ quan như thiết kế sân vườn, mọi người thường cho rằng sự sáng tạo là vô tận và không cần có bất cứ nguyên tắc nào. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc cơ bản mà những kiến trúc sư của chúng tôi đã đúc kết được qua nhiều năm kinh nghiệm. Dù bạn là người làm vườn nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì vẫn có thể áp dụng những nguyên tắc này để đem đến một công trình mang tính thẩm mỹ cao.

Đầu tiên là 2 nguyên tắc trong bố trí cảnh quan, tiếp theo đó là nguyên tắc điều chỉnh tỷ lệ, nguyên tắc liên quan đến các yếu tố trong khu vườn và cuối cùng là cách lựa chọn và sử dụng loại cây thích hợp nhất.

Nguyên tắc 1: Tuân theo “nguyên lý” khép kín

Đây không chỉ là một nguyên tắc, mà nó là “luật”! Đối với tôi, luật này rất quan trọng trong việc tạo ra cảm giác an toàn và hoàn chỉnh. Quy luật khép kín cho rằng, chúng ta sẽ cảm thấy được bao bọc khi chiều dọc của một không gian bằng ít nhất một phần ba chiều ngang không gian đó.Nguyên tắc này tôi được dạy bởi một giáo sư ở trường cao học, xuất phát từ các nghiên cứu tâm lý học hành vi. Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tôi từng học được ở đó.

Trong một dự án ở Pacific Palisades, CA, một hàng cây mọc um tùm đã được cắt tỉa một nửa và nó vẫn bao quanh sân một cách rất hoàn chỉnh.

Khi tôi bắt đầu thiết kế một công trình sân vườn để tách biệt khỏi khu vui chơi ngay cạnh đó, tôi đã nghĩ đến việc xây dựng một hàng rào. Khu vực này rộng 17 feet. Vì vậy, hàng rào của tôi nên ít cao nhất 6 feet. Nếu ngồi gần một cái cây trong công viên và nhìn dần dần ra xa thì bạn sẽ thấy rõ được nó trông như thế nào. Đôi khi thiết kế cảnh quan là tạo ra cảm giác hoành tráng về quy mô hoặc tầm nhìn. Nhưng với những khu vườn được thiết kế hợp lý, bất kể kích thước của chúng như thế nào, bạn đều có thể điều chỉnh cảm giác bao quanh và mở rộng không gian khi kết hợp nguyên tắc này.

Xem thêm  Logia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa ban công và logia?

Nguyên tắc 2: Chuyển tiếp tự nhiên

Học kiến ​​trúc đã giúp tôi biết về khái niệm “regulating line” (đường chuyển tiếp). Ý tưởng độc đáo là một yếu tố quan trọng của kiến ​​trúc (ví dụ: ô cửa sổ hoặc tòa nhà) hoặc một cảnh quan đặc biệt (cây cối, hồ bơi) có thể “tạo ra” một đường chuyển tiếp tự nhiên giúp kết nối và tổ chức thiết kế.

Ví dụ, khi bố trí cảnh quan của một sân sau nhà, tôi đã chiếu các đường bổ sung của tòa nhà vào không gian sân vườn. Sau đó căn chỉnh hồ bơi và lối đi bằng gỗ theo các đường đó. Kết quả đạt được là trật tự và sự gắn kết. Kiến ​​trúc sư vĩ đại Le Corbusier đã từng nói rằng “một đường chuyển tiếp mang lại cho công trình chất lượng và sự nhịp nhàng”.

Sàn của một dự án ở Pacific Palisades, CA, tạo ra một đường chuyển tiếp song song với mặt phẳng tạo bởi bức tường màu xám của ngôi nhà ở phía trên (bên phải ảnh). Một đường chuyển tiếp khác được tạo ra bởi cạnh của hồ bơi, chạy song song với cửa sổ kính trong nhà. Các đường này giao nhau ở gốc cây. 

Le Corbusier đánh vào hai khía cạnh (có lẽ hơi nghịch lý) khiến đường chuyển tiếp tự nhiên có giá trị như vậy. Đầu tiên là ý tưởng về trật tự cơ bản: khu vườn với sự hoang dã, được hình thành dựa trên các nguyên tắc mạnh mẽ – điều mà giới làm vườn thường gọi là “good bones”.

Thứ hai, các quy định – ít nhất là khi tôi sử dụng chúng – là chủ quan; chính nhà thiết kế là người xác định và điều khiển chúng để tạo ra khu vườn. Và tôi muốn khẳng định rằng việc sử dụng đường chuyển tiếp sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của một nhà thiết kế.

Nguyên tắc 3: Sử dụng tỷ lệ hình chữ nhật vàng

Những nguyên tắc nhất định giúp các kiến trúc sư tinh chỉnh thiết kế của họ. Tỷ lệ vàng là được quan sát thấy trong mọi thứ của Kim tự tháp ở Giza đến Parthenon của Hy Lạp và đã được sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử để mang lại cảm giác cân bằng và trật tự chuẩn.

Ứng dụng thực tế mà tôi đã từng tạo ra dựa trên tỷ lệ vàng liên quan đếnhình chữ nhật. Trong đó, tỷ lệ cạnh ngắn trên cạnh dài bằng tỷ lệ cạnh dài và tổng của cả hai cạnh (a / b = b / a + b). Có lẽ bạn không biết rằng các kiến ​​trúc sư cảnh quan đều phải học toán. Về mặt toán học, tỷ lệ hình chữ nhật vàng là gần 1/1,6 – một tỷ lệ mà tôi thường xuyên sử dụng để bố trí sân thượng, hàng hiên, vòm cây và bãi cỏ. Các luống nâng cao trong vườn rau của tôi là 5 x 8 feet. Đó là một tỷ lệ hình chữ nhật và khu vườn trông khá đẹp mắt.

Trồng cây trong khu vườn theo tỷ lệ chữ nhật vàng. 

Nguyên tắc 4: Tỷ lệ của Thomas D. Church

Một tỷ lệ khác thậm chí có thể còn là hạng “bạch kim”: Nguyên tắc thiết kế từng bước do kiến trúc sư cảnh quan Thomas D. Church tạo nên. Ông được mệnh danh là người đã tạo ra phong cách California.

Xem thêm  A Guide to Choose the Best Realistic Faux Plants & How to Maintain It

Nguyên tắc này cũng được đề cập đến trong công trình nghiên cứu “Gardens Are for People” của chính ông. Tỷ lệ này đơn giản là hai lần chiều cao của bậc thang cộng với mặt của bậc thang nên bằng 26 inch (66cm). Điều đó có nghĩa là nếu chiều cao tăng 5 inch thì bề mặt của bậc thang (chỗ chúng ta bước lên) là 16 inch. Nguyên tắc này chúng ta
sử dụng khi thiết kế thay đổi cấp sân từ các hẻm núi dốc cao một cách nhẹ nhàng.

Tất cả những gì tôi chắc chắn nguyên tắc này đúng và tôi đã sử dụng nó từ những mặt hẻm dốc đến những thay đổi nhẹ nhàng của các cấp độ sân trong. Một hệ quả hữu ích nói rằng 5 feet là chiều rộng tối thiểu cho hai người leo bậc cạnh nhau.

Tại khu vườn lấy cảm hứng từ Địa Trung Hải ở khu phố Westwood của Los Angeles, các bậc thang lát gạch theo tỷ lệ của Church. Minh họa bởi David Despau.

Nguyên tắc 5: Vấn đề liên quan đến kích thước

Nguyên tắc cuối cùng liên quan đến quy mô và điêu khắc không gian là: Tiến tới rộng lớn. Đối với những quyết định như nên làm cầu thang rộng hay hẹp hơn, hồ bơi dài hay ngắn hơn, vòm cầu cao hay thấp hơn, câu trả lời hầu như luôn luôn là lựa chọn số 1.

Trong khu vườn của mình, tôi đã trồng một cây thông cao đến 10 feet và những người bạn của tôi nói rằng liệu nó có phải là “hơi quá cao” hay không. Rất may là tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình. Khoảng 18 năm sau, tôi đã có được một kiệt tác của riêng mình.

Với chiều cao 10 feet, cây thông trong vườn của tôi có những tán lá treo và đan xen vào nhau, kết nối cây với không gian mà không xâm phạm đến cảm giác về không gian. Minh họa bởi David Despau.

Nguyên tắc 6: Trồng từ cây lớn đến cây nhỏ

Với thực vật, có lẽ một yếu tố quan trọng là cần thể hiện được sự biến đổi vô hạn và tính thay đổi của tự nhiên. Trồng cây đúng cách sẽ đem lại điểm nhấn và tạo sự liên kết cho một khu vườn. Dưới đây là những điều mà tôi đã đúc kết ra được trong những năm kinh nghiệm của mình.

Những cây cọ lớn trong dự án Địa Trung Hải được trồng phía trước và sau đó là những cây tiêu phía sau. Tiếp theo là hàng rào và dây leo. 

Đầu tiên, đó là trồng từ cây lớn đến cây nhỏ: bắt đầu bằng cây bụi, tiếp theo là cây lâu năm, sau đó phủ đất. Yếu tố này không chỉ quan trọng về mặt thị giác (trồng cây từ lớn đến nhỏ sẽ mang lại cảm giác tốt hơn về cấu trúc tổng thể) mà nó còn mang tính thực tế. Trồng một cây to có thể cần một số máy móc hoặc nhiều người làm vườn hơn. Bên cạnh đó là không gian rộng rãi để đào xới đất. Điều đó có thể làm hỏng một số luống cây nhỏ hơn nếu trồng trước đó. Điều này có vẻ khá dễ hiểu, nhưng đối với rất nhiều người làm vườn, đôi khi họ trì hoãn việc trồng những cây to trước mà tập trung vào cây bé. Hãy xem xét kỹ nguyên tắc này bạn nhé!

Xem thêm  Những mẹo để việc làm vườn trở nên thú vị

Nguyên tắc 7: Tính lặp lại

Sự lặp đi lặp lại có mối quan hệ mật thiết và tính thống nhất. Bằng cách sử dụng một vài yếu tố hay hình thức nhất định để tạo ra công thức trong thiết kế cảnh quan sân vườn của bạn.

Russell Page – một trong những nhà thiết kế cảnh quan vĩ đại của thế kỷ XX đã nói rằng: “Niềm vui thị giác thỏa mãn nhất đến từ sự lặp lại của một yếu tố đơn giản. Hãy liên tưởng đến Đền Parthenon với mỗi cột là một loại đá cẩm thạch khác nhau mà xem! ”

Cỏ Miscanthus sinensis ‘Morning Light’ và Sesleria autumnalis trải dọc một lối đi trong khu vườn ở Pacific Palisades, CA. Sử dụng giàn cỏ ở cả hai bên của lối đi giúp tăng cường cảm giác lặp lại.

Nguyên tắc 8: Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ

Có lẽ đây là nguyên tắc yêu thích nhất của tôi, điều thú vị hơn là nguyên tắc này luôn cần được điều chỉnh liên tục để phù hợp với thực tiễn: It’s better to plant a 50-cent plant in a $5 hole, than a $5 plant in a 50-cent hole (Trồng một cái cây giá 50 xu trong hố 5 đô la còn hơn là trồng cây giá 5 đô la trong hố 50 xu). Đây là câu nói của Ralph Snodsmith – giáo viên làm vườn đầu tiên của tôi tại Vườn Bách thảo New York.

Dù có hình dung ra một kế hoạch tuyệt vời đến đâu, nếu cây cảnh trong khu vườn không được trồng đúng cách – ở một vị trí và độ cao thích hợp, đủ diện tích và được điều chỉnh phù hợp thì kết quả sẽ luôn luôn tồi tệ. Đây là nguyên tắc không thể nào phá vỡ được.

Trong một dự án ở Pacific Palisades, CA, tôi đã trồng một cây hoa loa kèn. Nó đã bị vướng vào phía sau xe tải của tôi rất nhiều lần, nên tôi đã hỏi khách hàng xem họ có thực sự muốn trồng nó hay không. Sau khi tôi đào thêm 1 cái hố và điều chỉnh một chút, nó đã phát triển rất nhanh chóng.


CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN NGŨ TƯỜNG VIÊN
  • Văn phòng giao dịch: Số 49 ngõ 229 Phố Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
  • Website: www.ngutuongvien.vn

Bài liên quan