Subscribe Now

Trending News

Chia sẻ kiến thức

Những vấn đề cần biết khi thay nước và kiểm soát tảo xanh trong bể thủy sinh – Hotline: 0968669776
Vệ sinh & chăm sóc bể cá

Những vấn đề cần biết khi thay nước và kiểm soát tảo xanh trong bể thủy sinh – Hotline: 0968669776 

Đầu tiên, việc nước bể cá, bể thủy sinh bị đục là một chuyện khá thường thấy ở mọi bể thủy sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Phân nền chưa sạch, bố cục chưa sạch hay chưa vệ sinh kỹ,… Và các vấn đề bên ngoài như bụi cũng sẽ khiến bể thủy sinh, bể cá bị vẩn đục. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chưa có một hệ vi sinh ổn định. Điều chúng ta cần hướng đến đó chính là việc tạo ra một hệ vi sinh thật khỏe mạnh và ổn định. Qua bài viết dưới đây, Greenteck sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi thay nước và kiểm soát tảo trong bể thủy sinh.

Tại sao phải thay nước bể cá, bể thủy sinh?

Duy trì nước sạch, lành mạnh bằng việc thay nước là chìa khóa cho sự thành công khi nuôi cá. Thay nước hồ thủy sinh mang lại những lợi ích như sau:

Loại bỏ và bổ sung các chất cần thiết

Bể cá là những hệ thống khép kín, nơi tập trung các hóa chất và chất dinh dưỡng đi vào liên tục. Các khoáng chất được thêm vào bể thủy sinh qua quá trình cho cá ăn, chuyển hóa tự nhiên,… Cùng với đó chúng cũng giảm đi khi nước bay hơi, do cá hấp thụ,… Tạo nên sự cân bằng, tăng chất lượng nước trong bể.

Những vấn đề cần biết khi thay nước và kiểm soát tảo xanh trong bể thủy sinh - Hotline: 0968669776
Những vấn đề cần biết khi thay nước và kiểm soát tảo xanh trong bể thủy sinh

Tuy nhiên thì lượng hóa chất đi vào theo những cách trên tất nhiên sẽ không đủ cân bằng với lượng mất đi. Khi hệ thống bể cá không cân bằng, điều kiện bể cá xuống cấp do chất lượng nước kém. Để ngăn ngừa ảnh hưởng của việc giảm chất lượng nước, phải can thiệp bằng cách thay nước thường xuyên.

Loại bỏ các chất độc Nitrogen (NH4, NO32-, NO2-)

Amoniac, nitrit và nitrat là những hợp chất nitơ có hại cho cá cảnh. Quá trình lọc sinh học (quá trình xử lý chất amoniac của hệ vi sinh trong hồ) amoniac, chuyển nó thành nitrit, cuối cùng chuyển thành nitrat. Hầu hết các hệ thống bể cá thiếu điều kiện và không thể đạt hiệu quả xử lý nitrat. Kết quả là sự tích tụ nitrat trong bể cá.

Khả năng chống chịu nitrat của cá cảnh không được tốt, với nồng độ nitrat cao sẽ làm cho những con cá dễ bị stress. Khi đó, cá trở nên dễ bị bệnh và dễ chết hơn. Đối với san hô nhạy cảm và động vật không xương sống, nồng độ nitrat thấp cũng có thể ảnh hưởng đến việc tăng trưởng.

Xem thêm  Thiết kế cảnh quan: Những phong cách thiết kế lâu đời nhưng vẫn luôn HOT nhất Việt Nam hiện nay

Giảm những sản phẩm hữu cơ

Loại bỏ các chất hữu cơ đã phân rã trong quá trình thay nước là rất quan trọng. Khi chất thải hữu cơ phân hủy, chúng sản sinh ra các sản phẩm nitơ, photpho, và các hóa chất khác có thể dẫn đến việc chất lượng nước trong bể kém.

Trong trường hợp xấu, việc phân huỷ các chất hữu cơ tạo nên môi trường axit. Có thể làm giảm khả năng chứa ion có lợi của nước và sự thay đổi pH có thể xảy ra trong bể. Duy trì độ pH cao, ổn định là rất đặc biệt quan trọng đối với các bể thủy sinh.

Cải tạo chất lượng nước

Thay nước cho bể thủy sinh chỉ nên từ 30 đến 50% nước bể mỗi 1 đến 2 tuần. Thay nhiều hay thay ít, thường xuyên hay không thường xuyên còn tùy thuộc vào lượng cá mà ta thả trong bể và công xuất – chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc kích thước hay dung tích bể.

Không nên thay nhiều hơn 50% nước trong mỗi lần thay nước bể. Khi bạn thay nước giúp loại bỏ được rất nhiều chất độc, thay nước cũng là dịp để bạn phát hiện ra những điều bất thường xuất hiện và ảnh hưởng tới bể thủy sinh.

Không nên thay nhiều hơn 50% nước trong mỗi lần thay nước trong bể

Điều này cũng có thể làm thay đổi chỉ số chất lượng nước nhanh chóng như độ pH cũng gây ảnh hưởng bất lợi tương tự như trong trường hợp thay đổi nhiệt độ của nước đột ngột. Để xử lý nước, bạn có thể dùng thuốc khử Clo, hoặc thuốc thử pH. Tăng/giảm pH, men làm trong nước, và những loại thuốc khác để tạo môi trường tốt cho cá. Nếu bạn thay nước ít quá sẽ làm tồn đọng những chất độc, gây ra những hệ quả không tốt.

Cách thay nước bể thủy sinh

Bước 1: Chuyển cá cảnh sang bể chứa tạm thời

Trước khi thay nước bể cá, phải chuyển cá cảnh sang một môi trường sống tạm thời. Lựa chọn nơi có diện tích đủ rộng để chứa hết cá trong bể. Ngoài ra cũng phải xử lý nước trong bể tạm thời có pH cùng với nước trong bể cũ để cá không bị quá sốc do môi trường thay đổi. Không nên để bể cá ở nơi có ánh nắng trực tiếp, tránh tác động bên ngoài.

Bước 2: Làm sạch bể cá cũ

Loại bỏ hoàn toàn lượng nước bẩn trong bể cũ. Rửa sạch sẽ vật trang trí với một ít muối loãng và nước ẩm để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên đó. Cọ rửa sạch sẽ bể cá, để khô bể và những vật trang trí.

Bước 3: Chuyển cá lại bể cũ

Sau khi thay nước bể cá, hãy đưa những cây cảnh, đồ trang trí trở lại bể cũ. Sắp xếp lại môi trường như ban đầu rồi đổ nước sạch đã qua xử lý vào trong bể. Bạn có thể đổ nước và để qua đêm trước khi cho những con cá quay lại.

Xem thêm  Vệ sinh bể cá, bể thủy sinh tại Times City - Cam kết Chất lượng - Nhanh chóng - Giá thành hợp lý - Hotline: 0968669776

Việc làm này cần đảm bảo cẩn thận nhất, không được làm đổ cũng như dính những hóa chất như xà phòng, nước tẩy rửa,… vào bể vì chúng sẽ ảnh hưởng để sức khỏe của cá cảnh.

Sau khi thay nước bể cá, bạn có thể dành thời gian xem tình trạng cá như thế nào, hình thái, màu sắc, khả năng bơi,… Khi được chuyển sang môi trường nước mới, hãy đảm bảo cá của bạn thích nghi nhanh nhất.

Hãy quan sát những con cá trong bể sau khi thay nước

Một số lưu ý khi thay nước bể thủy sinh?

Khi thay nước bể thủy sinh cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nhớ khử Clo trong nước máy mới.
  • Hiểu rõ nước thay mới của khu vực bạn đang ở có chất gì, nồng độ pH là bao nhiêu,… Ví dụ: Một số nơi nước máy có hàm lượng Ca rất cao nhưng lại không thể có Mg, thì khi thay nước mình phải lưu ý bổ sung những chất còn thiếu.
  • Hãy hớ hút nước và cặn ở tầng đáy bể khi thay nước.
  • Khi cho nước mới vào bể thì nên nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn nền.
  • Dọn dẹp lau chùi sạch sẽ sau khi thay nước.
  • Nếu bể thủy sinh mới setup nên thay hàng ngày trong 1 – 2 tuần đầu.

Bộ lọc không thể loại bỏ hoàn toàn các dưỡng chất thừa và các loại độc tố. Nó chỉ có thể lọc và giữ lại một số loại cặn bã và dễ dàng loại bỏ chúng khi làm vệ sinh bộ lọc. Do đó, hãy nên đặc biệt chú ý đến việc làm sạch bể thủy sinh thường xuyên nhé.

Kiểm soát tảo xanh

Một điều bạn nên lưu ý là tảo xanh bắt đầu xuất hiện rất nhiều trên thành bể. Để kiểm soát được tảo có trong bể thì điều quan trọng đầu tiên là phải vệ sinh đúng cách.

Nếu tảo nhiều thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cạy và chà sát bề mặt trước khi thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ chăm sóc bể cá đều có sẵn tại các cửa hàng bán cá cảnh. Bên cạnh đó, để bể nuôi cá sạch hơn, bạn có thể nuôi loài cá lau kiếng. Thức ăn chính của những con cá này là tảo và các chất bẩn bám trên mặt bể. Tuy nhiên thì có một vài loại cá đặc biệt thích tảo, ví dụ như giống cá Plecostomus.

Những vấn đề cần biết khi thay nước và kiểm soát tảo xanh trong bể thủy sinh - Hotline: 0968669776
Kiểm soát lượng tảo xanh có trong bể cá khiến bể ít bị bẩn hơn

Việc thay 10 đến 15% lượng nước trong bể mỗi tuần rất quan trọng. Vì việc này nhằm kéo dài tuổi thọ bể nuôi cá cảnh. Một khi bạn đã quen với điều này thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng đèn UV để diệt tảo có trong bể cá.

Dịch vụ vệ sinh bể Greenteck tại Times City

Thú vui chơi cá cảnh đang ngày càng được nhiều người yêu thích. Các bể thủy sinh thường xuất hiện trong gia đình, công sở, quán cà phê và các khu du lịch,…

Xem thêm  Hà Nội thiết kế bể thủy sinh, bể cá Rồng, bể nước mặn, bể cá cảnh - Hotline: 0968669776

GreenTeck cung cấp dịch vụ vệ sinh, cải tạo và làm đẹp bể cá, bể thủy sinh để luôn mang giá trị thẩm mỹ như bạn mong muốn.


CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN NGŨ TƯỜNG VIÊN
  • Văn phòng giao dịch: Số 49 ngõ 229 Phố Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
  • Website: www.ngutuongvien.vn

Bài liên quan