Để có những thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp ngoài việc đưa những yếu tố hài hòa và phù hợp thì đòi hỏi cần có sự chính xác tuyệt đối với không gian thiết kế và tính thẩm mỹ phải đặt lên hàng đầu. Sau đây Khonggianxanh.online xin gửi tới các bạn những nguyên tắc trong việc thiết kế cảnh quan sân vườn.
1. Tính thống nhất
Là cách làm việc có trình tự, được thống nhất từ đầu tới cuối của một kiến trúc với các yếu tố như về kết cấu, màu sắc, chiều cao chất liệu trang trí cho công trình. Rồi chủ đề cho cảnh quan cũng là yếu tố cần bàn, chọn cảnh quan miền quê Nam Bộ, cảnh quan rừng nhiệt đới, cảnh quan ốc đảo, cảnh quan sa mạc hay cảnh quan theo phong cách Nhật Bản … Tùy vào nhu cầu và sở thích của gia chủ mà ta thiết kế cho phù hợp.
Dù có thiết kế theo phong cách cảnh quan nào thì một nguyên tắc rất quan trọng là thống nhất mọi yếu tố để tạo ra được một khu vườn không chỉ đẹp mà còn mang dấu ấn riêng của ngôi nhà, của gia chủ, làm nổi bật lên vẻ đẹp thẩm mỹ của toàn bộ công trình.
2. Tính đơn giản hóa
Đơn giản nhưng phải giữ được giá trị cốt lõi của công trình. Trong thiết kế sân vườn, tính đơn giản đôi khi mang đến sự nổi bật cho cảnh quan. Thay vì sử dụng rất nhiều loại cây khác nhau thì bạn có thể chỉ dùng 2-3 loại cây có các màu sắc khác nhau và tận dụng tối ưu các màu sắc đó tạo điểm nhấn cho thiết kế của mình. Hạn chế sử dụng nhiều các vật trang trí làm rối mắt, không tạo ra được đặc điểm nổi bật, không tạo được điểm để dừng mắt cho người nhìn.
3. Sự chuyển tiếp tự nhiên
Là cần sự uyển chuyển trong thay đổi khung cảnh của không gian sân vườn, tránh sự đột ngột gây sốc cho người nhìn. Sự chuyển tiếp này cần phải đảm bảo thông suốt từ đầu tới cuối công trình từ việc chọn kích thước, cấu trúc, hình dạng nguyên liệu tạo nên khu vườn như cây, đá, vật trang trí, tượng …
Có một cách đơn giản để tạo sự chuyển tiếp tự nhiên là ta nên sử dụng bước chuyển tiếp hiệu ứng, có nghĩa là trồng cây theo thứ tự tăng dần, từ cây nhỏ đến cây lớn, từ cây thân bụi đến cây thân gỗ hoặc ngược lại. Cách nữa là ta có thể chuyển tiếp tự nhiên bằng cách sử dụng các cây lá mượt mà và nhỏ hơn để làm nền, sau đó sẽ là các cây lá to và dày…
4. Tính cân bằng
Trong thiết kế sân vườn, người ta chia tính cân bằng ra thành 2 dạng sau:
+ Tính cân bằng đối xứng: Tất cả các thành phần trong khu vườn đều được chia đều và có một phiên bản giống y mình ở phía đối diện, giống nhau hoàn toàn về cả màu sắc, kích thước. Đây là một nguyên tắc thường được sử dụng cho các kiến trúc thiết kế cảnh quan sân vườn thời kỳ phục hưng
+ Tính cân bằng không đối xứng: Đây là kiểu thiết kế dù tự do hay trừu tượng thì vẫn tạo ra được một thể cân bằng và thống nhất thông qua sự lặp đi lặp lại của các yếu tố. Với kiểu thiết kế này thì các yếu tố tạo nên khu vườn như cái cây, tảng đá, đường đi có vẻ như được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, nhưng thực chất đều nằm trong sự tính toán, vì vị trí của từng viên sỏi, từng gốc cây đã được cân nhắc sao cho đảm bảo sự cân bằng và hài hòa.
5. Màu sắc trong cảnh quan sân vườn
Điểm thu hút của không gian sân vườn chính là màu sắc tạo nên nó. Khi thiết kế sân vườn cần lưu ý các điểm sau về màu sắc:
+ Gam màu ấm: Thường là những màu sáng như màu vàng, màu cam, màu đỏ và nó thường được sử dụng ngay ở phía trước của sân vườn được thiết kế
+ Gam màu lạnh: Thường là những màu như màu xanh dương, xanh lá, hồng phấn để người nhìn có cảm giác xa hơn. Đây là một kỹ thuật nên áp dụng với nhưng khu vườn nhỏ vì trông nó sẽ lớn hơn thực tế rất nhiều.
+ Gam màu trung tính: Thường là các màu trắng, màu đen, màu xám được dùng để làm màu nền hoặc kết hợp ở phía trước cùng những màu tươi sáng.
6. Đường nét trong cảnh quan sân vườn
Đường là thiết kế nổi bật của cảnh quan sân vườn vì đường liên quan tới dòng chảy và hướng di chuyển của cảnh quan, là nơi hội tụ hay rẽ nhánh của dòng chảy
+ Đường thẳng: Các đường thẳng hay đường vuông góc, từ trước tới nay đều tạo cảm giác mạnh mẽ, giúp sân vườn có cấu trúc mạch lạc, tạo nên sự thu hút. Ngoài ra, đường thẳng cũng mang đến một cảm giác dễ chịu, an toàn cho người sử dụng
+ Đường gợn sóng: Luôn mang lại cảm giác nhẹ nhàng, tự nhiên, quyến rũ và hấp dẫn người tới thăm khu vườn.
7. Tính cân đối
Cân đối là yếu tố khó thực hiện trong thiết kế cảnh quan sân vườn, bởi tỷ lệ của các yếu tố trong thiết kế. Người thiết kế cần phải chú ý các điểm sau:
+ Lỗi thường gặp: Khi có một sân vườn tương đối nhỏ nhưng lại sử dụng một bức tường lớn để tạo điểm nhấn. Điều này khiến cho sân vườn có cảm giác bí bách, nặng nề khi phải mang vác trên nó một vật quá kích cỡ. Hoặc khi thiếtt kế một đài phun nước quá nhỏ đặt trong một cảnh quan sân vườn quá rộng. Và ta cần khắc phục những lỗi này giúp khu vườn được hài hòa và có tính thẩm mỹ hơn.
+ Lỗi khó tránh: Khi ta thiết kế một cảnh quan mà tầm nhìn của người thiết kế không nghĩ được cho tương lai 5 năm, 10 năm khi mà các cây phát triển tốt hơn. Lúc này, tính cân đối của thiết kế ban đầu sẽ bị phá vỡ và không có đủ không gian cho các yếu tố còn lại như tượng, bể cá, các phối cảnh khác. Hoặc lỗi ngược lại là không nghĩ tới việc các cây trồng trong cảnh quan sân vườn đó sẽ phát triển chậm hơn bình thường dẫn tới dư thừa không gian, làm cho kiến trúc trở nên mất cân đối và lộn xộn
8. Tính lặp lại
Tính lặp lại và tính thống nhất có quan hệt mật thiết với nhau, như đã trình bày từ đầu. Tính lặp lại này dùng để sử dụng một vài hình thức hay yếu tố nào đó để tạo ra những công thức nhất định cho việc thiết kế cảnh quan sân vườn nhà bạn.
Sau khi đã chia sẻ với các bạn những nguyên tắc về thiết kế sân vườn như trên, chúng tôi hi vọng có thể giúp các bạn thiết kế được một cảnh quan sân vườn đẹp đến từng chi tiết. Chúc các bạn thành công!
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN NGŨ TƯỜNG VIÊN
- Văn phòng giao dịch: Số 49 ngõ 229 Phố Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
- Website: www.ngutuongvien.vn
Hai Yen
Bài liên quan
Bài HOT!
Cảnh quan sân vườn đẹp: Tinh hoa phong cách châu Âu
Mục lục1. Tính thống nhất2. Tính đơn giản hóa3. Sự chuyển tiếp tự nhiên4. Tính cân bằng5. Màu sắc trong cảnh quan sân vườn6. Đường nét trong cảnh quan sân vườn7. Tính cân đối8. Tính lặp lại Cảnh quan sân vườn không chỉ là nơi…
Cảnh quan sân vườn đẹp: Ý tưởng sáng tạo lối đi bằng đá
Mục lục1. Tính thống nhất2. Tính đơn giản hóa3. Sự chuyển tiếp tự nhiên4. Tính cân bằng5. Màu sắc trong cảnh quan sân vườn6. Đường nét trong cảnh quan sân vườn7. Tính cân đối8. Tính lặp lại Lối đi trong cảnh quan sân vườn đẹp…